1. Giờ UTC là gì?

UTC là viết tắt của từ tiếng Anh “Coordinated Universal Time” và một từ tiếng Pháp “Temps Universel Coordonné”.

Giờ UTC có nghĩa là thời gian phối hợp quốc tế, được cơ quan Đo lường Quốc tế (BIPM) chọn làm cơ sở pháp lý để định vị thời gian. UTC ra đời dựa theo tiêu chuẩn múi giờ cũ là giờ GMT - giờ quốc tế.

Thế giới được chia thành khoảng 24 múi giờ tuy nhiên, ở một số nơi người ta chi thời gian của họ thành ½, tùy theo vị trí địa lí.

Ý tưởng đằng sau khái niệm này được hình thành vào cuối những năm 1800, khi các tuyến đường sắt và tàu biển kết nối thế giới và thời gian biểu tiêu chuẩn là cần thiết để điều phối hoạt động kinh tế. Trước đó, thời gian trong ngày được thiết lập bởi bất kỳ đồng hồ nào ở vị trí cụ thể đó. Nhưng giờ địa phương có thể khác nhau nhiều giây hoặc thậm chí vài phút - một tình huống khó chịu khi bạn đến muộn và muốn biết liệu bạn có bắt được chuyến tàu của mình ở nhà ga hay không.

Năm 1884, các thành viên gặp nhau tại Hội nghị Kinh tuyến Quốc tế ở Washington, D.C., để thảo luận về cách đồng bộ đồng hồ trên toàn cầu. Các đường vĩ độ, chạy từ đông sang tây xung quanh hành tinh của chúng ta, luôn được đo từ đường xích đạo. Nhưng không có sự tương đương được thống nhất chung cho các đường kinh độ chạy từ bắc xuống nam. Tại hội nghị, 41 đại biểu đến từ 25 quốc gia đã chọn cách đặt kinh tuyến gốc - điểm 0 cho các đường kinh độ - đi qua Greenwich, Anh, theo TheGreenwichMeridian.org. Tiêu chuẩn thời gian mà đồng hồ được đặt sau đó được gọi là Greenwich Mean Time (GMT).

Nhưng đến giữa thế kỷ 20, công nghệ mới của đồng hồ nguyên tử, có thể đo thời gian với độ chính xác đáng kinh ngạc, đã cho thấy rằng vòng quay của Trái đất thực sự thay đổi một chút từ ngày này sang ngày khác. Theo NASA, động đất, các tảng băng tan chảy và dao động tự nhiên trong chuyển động của hành tinh có thể gây ra những thay đổi trong một vài phần giây trong khoảng thời gian Trái đất quay quanh trục của nó.

Năm 1967, một ủy ban tại Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua UTC như một tiêu chuẩn chính xác hơn GMT để thiết lập thời gian trên đồng hồ. UTC kết hợp các phép đo vòng quay của Trái đất cũng như số đọc trung bình từ khoảng 400 đồng hồ nguyên tử trên khắp thế giới, theo trang web timeanddate.com.

2. Sự khác biệt giữa giờ GMT và UTC

UTC được sử dụng để làm tiêu chuẩn thời gian, làm cơ sở để định vị thời gian và múi giờ hoạt động trên toàn thế giới. UTC dựa trên định nghĩa khoa học của giây (giây SI của đồng hồ nguyên tử), không phụ thuộc vào thời gian Trái đất quay. Ngoài ra, cũng không có quốc gia hay lãnh thổ nào chính thức sử dụng UTC làm giờ địa phương.

GMT là múi giờ chính thức được sử dụng ở một số nước châu Âu và châu Phi. Thời gian có thể được hiển thị theo kiểu 24 giờ (0 – 24) hoặc 12 giờ (1 – 12 giờ sáng / chiều). GMT dựa trên chuyển động của Trái đất, chủ yếu là vòng quay hàng ngày của nó.

3. Mục đích sử dụng giờ UTC

Tiêu chuẩn giờ UTC được chia làm 2 phần chính là Giờ nguyên tử quốc tế (TAI) và Giờ quốc tế (UT1).

Giờ nguyên tử quốc tế được xác định dựa trên thời gian của hơn 200 đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới nên khá chính xác.

Giờ toàn cầu được xác định theo vòng quay của Trái đất, được các thiết bị định vị thời gian sử dụng để đo chiều dài của một ngày trên hành tinh.

Các múi giờ trên toàn thế giới được xác định dựa vào giờ UTC thông qua cách sử dụng các độ lệch dương hoặc âm, cụ thể như sau:

Múi giờ cực tây sử dụng UTC − 12, chậm hơn UTC mười hai giờ.

Múi giờ cực đông, sử dụng UTC + 14, sớm hơn UTC mười bốn giờ.

Mục đích sử dụng của múi giờ UTC được thể hiện trong nhiều tiêu chuẩn Internet và World Wide Web. Hệ thống UTC giúp đồng bộ thời gian mạng (NTP), đồng bộ hóa đồng hồ của máy tính qua Internet, truyền thông tin thời gian.

Ngoài ra, UTC cũng là tiêu chuẩn về thời gian được sử dụng trong ngành hàng không. Hệ thống UTC sẽ giúp biết được dự báo thời tiết và bản đồ, tránh nhầm lẫn về múi giờ và thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày.Trong các loại máy đo tốc độ kỹ thuật số, giờ UTC cũng được sử dụng trên các phương tiện vận chuyển hàng hóa lớn (LGV) dựa theo quy định của EU và AETR.

4. Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam

Cách chuyển đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam vô cùng đơn giản. Việt Nam cùng với các quốc gia như Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia nằm trong múi giờ Đông Dương (Indochina Time – ICT) nên múi giờ UTC của Việt Nam sẽ là UTC + 7, nghĩa là UTC đi chậm hơn so với Việt Nam 7 tiếng đồng hồ.

Ví dụ: Giờ của Việt Nam là +7 mà giờ UTC là + 0 => khi giờ UTC là 0h30′ thì giờ Việt Nam sẽ là 7h30′.

Một số giờ chuẩn của các nước khác như sau:

  • Giờ chuẩn Thái Bình Dương: UTC -8

  • Giờ chuẩn Đại Tây Dương: UTC -4

  • Giờ trung bình Greenwich: UTC

  • Giờ Trung Âu: UTC +1

  • Giờ Đông Âu: UTC +2

  • Giờ Moskva: UTC +3

  • Giờ chuẩn miền núi nước Mỹ: UTC -7

  • Giờ chuẩn miền trung nước Mỹ: UTC -6

  • Giờ chuẩn miền đông nước Mỹ: UTC -5

  • Giờ chuẩn Trung Quốc: UTC+8

  • Giờ chuẩn Nhật/Hàn: UTC +9

  • Giờ chuẩn Đông Úc: UTC +10

  • Giờ chuẩn Ấn Độ: UTC+5:30

  • Giờ chuẩn Việt Nam: UTC +7

  • Giờ chuẩn Tây Úc: UTC+8

  • Giờ Hồng Kông: UTC+8

5. Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về giờ UTC, cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu đi du lịch nước ngoài, Đừng quên sử dụng thiết bị WiFi của WiFi247 để truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi. Thiết bị phát WiFi 247 nhỏ gọn, tiện lợi, 4G mọi lúc mọi nơi, Có thể share cho tới 5 người cùng dùng. Hơn thế nữa anh chị sẽ được hỗ trợ 24/7 một cách dễ dàng. Liên hệ WiFi 247 để được tư vấn nhé.