Lẩu Tứ Xuyên Nổi tiếng với các món ăn đậm vị, cay nồng, Tứ Xuyên là một trong 8 trường phái đặc trưng nổi tiếng của ẩm thực Trung Quốc và lẩu chính là “hồn cốt” của văn hoá ẩm thực nơi này. Dĩ nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu bạn chưa thử qua món ăn trứ danh này.
Tứ Xuyên mang trong mình một nền văn hóa lâu đời và cực kỳ đa dạng, trong đó văn hóa ẩm thực vốn được xem là tiêu biểu. Ẩm thực Tứ Xuyên được biết đến với sắc, hương, vị rất đa dạng... nhưng nổi bật nhất chính là vị cay.
Năm 2012, Thành Đô (Tứ Xuyên) được UNESCO công nhận là “Thành phố ẩm thực” thứ hai của thế giới, đầu tiên của Châu Á. Năm 2015, tờ Telegraph của Anh xếp đây là một trong những điểm đáng đến của du khách khi tới châu Á. Tờ báo lừng danh này cũng đặc biệt nhấn mạnh về văn hoá ẩm thực nổi tiếng của Tứ Xuyên với vị cay đặc trưng và món lẩu nổi tiếng “mà ai cũng phải ăn một lần trong đời”. Vậy mới thấy, ẩm thực có giá trị lớn đến thế nào trong văn hoá của vùng đất này.
Vị cay của ẩm thực Tứ Xuyên chính là tinh tuý làm nên thương hiệu của mỗi món ăn, tuy nhiên đừng vội nghĩ ngay đến ớt nhé! Vì không chỉ có ớt, vị cay của các món ăn Tứ Xuyên còn là sự góp mặt của hạt tiêu, hoa tiêu. Không đơn thuần được coi là gia vị, mà ớt, hạt tiêu, hoa tiêu còn là loại thực phẩm chính được chế biến rất công phu, tỉ mỉ để thổi hồn vào hàng trăm món ăn đang vang danh khắp thế giới.
Bạn chắc chắn sẽ dễ dàng bắt gặp hương vị rất riêng này ở những nhà hàng, quán ăn Tứ Xuyên tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam với Kakhu Hotpot là một nơi tiêu biểu.
Vì sao phải ăn lẩu Tứ Xuyên?
Phức tạp nhưng thú vị như chính cái sự đa dạng của nguyên liệu, gia vị hay sự cầu kỳ trong quá trình chế biến, lẩu Tứ Xuyên dễ làm “xiêu lòng” thực khách ngay khi được bày biện, giới thiệu.
Dĩ nhiên, không thoát khỏi vị cay lẫy lừng của nơi sản sinh ra nó, lẩu Tứ Xuyên cũng vang danh với nước dùng cay và nhiều hương vị nhờ các loại hạt tiêu, hoa tiêu hay hàng chục loại ớt khác nhau, chính điều này đã tạo nên thứ nước soup thơm nồng cay cay tê tê đầu lưỡi khiến thực khách rất khó để cưỡng lại. Đặc biệt, nổi lẩu có thể có hai hoặc chín ngăn để đặt từng loại nước lẩu khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại, đa phần các nhà hàng lẩu Tứ Xuyên thường dùng loại nồi hai ngăn. Một ngăn có chứa nhiều gia vị cay nóng, ngăn còn lại thì không cay để phù hợp với khẩu vị của khách.
Ở Kakhu, nơi chúng tôi chọn để thưởng thức món lẩu nổi tiếng này. Chúng tôi gọi 1 nồi soup 2 ngăn với 1 ngăn gồm nước soup Tứ Xuyên đúng vị và 1 ngăn là nước soup gà nấu hạt sen để cân bằng vị. Được giới thiệu, để ăn kèm chúng tôi gọi thêm 1 đĩa mì khoai tây nhập khẩu từ Singapore vốn là món mì rất hợp và thường đi kèm với món lẩu Tứ Xuyên này. Sự kết hợp sẽ kém phần hoàn hảo nếu thiếu đi chén nước sốt rất đặc trưng đi kèm.
Dưới ánh mắt hạn hẹp của những kẻ không chuyên như chúng tôi, nồi lẩu thường có khá nhiều thịt, cá, hải sản, rau, nấm... ăn kèm với lẩu là mì. Tuy nhiên, không đơn giản như thế! Đằng sau mỗi nồi lẩu là cả một quá trình và nghệ thuật chế biến kỳ công.
Theo chia sẻ của đầu bếp Kakhu Hotpot, để có một nồi lẩu Tứ Xuyên ngon, ngoài hoa tiêu bạn phải có cả quế, đại hồi, tiểu hồi, tương đậu đen, rượu nếp, bông rượu... Tổng cộng có tới hơn 30 nguyên liệu, thực phẩm, gia vị khác nhau được “vun đắp, ủ ấp” để tạo nên một nồi lẩu trọn vị, chất lượng. Tương thì phải dùng đúng tương Huyện Du hoặc Nguyên Hồng, nếu không sự kết hợp sẽ không hoàn hảo để tạo ra vị cay thơm đúng nghĩa.
Đặc biệt, không chỉ dùng xương heo, xương gà hầm cho ngọt nước, trong nồi lẩu Tứ Xuyên nhất định phải có cả xương bò được nướng lên với than hồng mới làm dậy lên mùi thơm đặc trưng. Nước súp phải hầm trong nhiều giờ liền, các nguyên liệu phải được bắt lên chảo xào cho đến khi thơm cay nức mũi. Thế nên mới thấy, để có một nồi lẩu Tứ Xuyên thơm ngon là không hề dễ dàng.
Xem thêm: cẩm nang du lịch Trung quốc